Các sai lầm thường gặp khi sử dụng AMP và cách khắc phục

Markdao's Sharing

Cập nhật:

23.8.2024 4:58 PM

by

Dieu Huynh

Các sai lầm thường gặp khi sử dụng AMP và cách khắc phục
scroll down.svgscroll down.svg

AMP được biết đến là một công cụ hữu ích được phát triển bởi Google nhằm mục đích tăng tốc độ tải trang trên thiết bị di động. Tuy nhiên, với những người mới sử dụng Google AMP chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai lầm và có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của website. Bài viết này sẽ chỉ ra một số sai lầm thường gặp khi sử dụng Google AMP và cung cấp giải pháp khắc phục cho từng trường hợp.

google amp wordpress plugin

Có nên triển khai AMP cho website?

AMP là gì? AMP (Accelerated Mobile Pages) là công nghệ được Google phát triển nhằm tối ưu hóa và cải thiện tốc độ tải trang web trên các thiết bị di động. Theo thống kê, hiện nay con số người dùng Internet trên các thiết bị di động đã vượt xa so với số người dùng trên máy tính. Trong khi đó, AMP đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm tốc độ tải trang, đem đến giao diện người dùng thân thiện và ưu tiên hiển thị trên các kết quả tìm kiếm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao trải nghiệm cũng như giữ chân người dùng và tăng lưu lượng truy cập cho trang web.

Như vậy có thể thấy, việc triển khai AMP cho website là điều cần thiết khi lượng người dùng di động đang có xu hướng ngày càng tăng hơn nữa trong tương lai.

Các sai lầm thường gặp khi sử dụng AMP

Nếu bạn chuẩn bị cài đặt Google AMP WordPress plugin, hoặc đã sử dụng rồi mà chưa hiệu quả thì hãy xem ngay những liệt kê sai lầm thường gặp sau đây để có thể né tránh hoặc tìm cách khắc phục hiệu quả nhé. 

1. Không tuân thủ các quy tắc của AMP HTML

AMP HTML là HTML mở rộng với các thuộc tính của AMP tùy chỉnh. Trong đó, ngoài các thẻ HTML thông thường, một số thẻ HTML có thể được tùy chỉnh và thay thế bằng các thẻ AMP cụ thể. Và vấn đề sẽ xảy ra khi bạn sử dụng các thẻ không hợp lệ hoặc không được hỗ trợ trong AMP HTML. Điều này dẫn đến việc page AMP không được hiển thị đúng cách trên thiết bị di động hoặc bị Google từ chối và không hiển thị trong kết quả tìm kiếm. 

amp

2. Không tối ưu hóa hình ảnh

Đây là vấn đề mà khá nhiều người gặp phải trong AMP website design. Đó là việc bạn sử dụng hình ảnh có kích thước lớn, không nén và không đúng định dạng khi upload lên trang web. Hình ảnh không được tối ưu hóa sẽ khiến cho tốc độ tải trang trở nên chậm chạp và đem đến trải nghiệm không tốt cho người dùng. 

3. Thiếu thẻ meta AMP và cấu trúc dữ liệu

Không có thẻ <meta charset="utf-8"> và thiếu cấu trúc dữ liệu là sai lầm tiếp theo khi xây dựng AMP website Wordpress mà nhiều người gặp phải. Thiếu sót này khiến trang web mất điểm SEO do không được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. 

4. Không kiểm tra tính tương thích của các thành phần AMP

Nhiều người sử dụng thêm JavaScript tùy chỉnh nhưng lại không chú ý các thành phần này có tương thích với  Google AMP hay không. Hậu quả là trang web của bạn sẽ bị lỗi hoặc không hoạt động. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với một website bán hàng. 

5. Thiếu nội dung trong thẻ AMP

Và một vấn đề nữa bạn có thể gặp phải đó là cung cấp nội dung không đầy đủ hoặc không liên quan trong thẻ như <amp-img>, <amp-video>. Page AMP của bạn sẽ trở nên nhàm chán và không hấp dẫn người dùng. Từ đó làm giảm tương tác của người dùng và giảm lưu lượng truy cập đến AMP link.

Vấn dề thiếu nội dung google amp

Cách khắc phục các lỗi khi triển khai AMP cho website

Nếu bạn đang gặp phải một trong những sai lầm nêu trên thì sau đây là những cách khắc phục. Bạn cần phải tiến hành sửa lỗi càng sớm càng tốt để nhanh chóng đưa trang AMP website Wordpress hoạt động trở lại hiệu quả. 

1. Tuân thủ các quy tắc của AMP HTML

Sử dụng các thẻ AMP HTML được hỗ trợ và tuân thủ các quy tắc của AMP. Bạn có thể xem thêm các tài liệu Google AMP để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ kiểm tra tính tương thích AMP của Google để xác định và sửa lỗi. AMP Validator là một gợi ý tốt bạn có thể sử dụng. Tiện ích mở rộng này sẽ tự động kiểm tra mã nguồn của trang web. Nó sẽ hiển thị “pass” nếu vượt qua xác thực hoặc “fail” nếu không đạt.

2. Tối ưu hóa hình ảnh

Khắc phục vấn đề này không khó. Bạn chỉ cần chú ý sử dụng đúng định dạng ảnh là WebP hoặc JPEG 2000 và nén ảnh để giảm dung lượng trước khi upload lên AMP website WordPress. Các công cụ hỗ trợ bạn có thể dùng là ImageOptim và TinyPNG. Công cụ này cho phép bạn tối ưu dung lượng ảnh về mức thấp nhất mà vẫn giữ được chất lượng ảnh không khác quá nhiều so với ảnh gốc. 

Tối ưu ảnh page amp

3. Thêm thẻ meta và cấu trúc dữ liệu

Bạn chỉ cần thêm thẻ <meta charset="utf-8"> và sử dụng JSON-LD cho cấu trúc dữ liệu. Google Structured Data Markup Helper là một công cụ trực tuyến của Google được thiết kế để giúp bạn tạo ra cấu trúc dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn nhập đường dẫn URL website của mình vào công cụ, chọn loại dữ liệu muốn định dạng là Google Markup Helper sẽ cho phép bạn chọn các phần tử của trang và gắn nhãn cho chúng. 

4. Kiểm tra tính tương thích của các thành phần AMP

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn hãy sử dụng AMP components thay vì các JavaScript tùy chỉnh. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của AMP Project documentation hoặc AMP Playground để kiểm tra tính tương thích của các thành phần AMP.

5. Đảm bảo nội dung trong thẻ AMP

Đảm bảo nội dung trong các thẻ Google AMP đầy đủ và liên quan đến nội dung chính của trang. Sử dụng trình soạn thảo AMP và các công cụ kiểm tra nội dung để có được hình ảnh và video chất lượng nhằm thu hút sự chú ý của người dùng di động. 

Việc sử dụng AMP cho WordPress có thể mang lại nhiều lợi ích cho website của bạn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều sai lầm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để tránh các sai lầm thường gặp khi sử dụng AMP cho WordPress.