SEO On-page “hiệu quả mà không vất vả” với 7 chìa khóa chiến lược

SEO

Cập nhật:

2.4.2024 5:21 PM

by

Nhu Dang

SEO On-page “hiệu quả mà không vất vả” với 7 chìa khóa chiến lượcSEO On-page “hiệu quả mà không vất vả” với 7 chìa khóa chiến lược
scroll down.svgscroll down.svg

Nếu bạn là “ma mới” trong lĩnh vực SEO và mong muốn tìm ra cách làm vừa nhanh chóng vừa mang lại hiệu quả, thì trước hết hãy tập trung phân tích các chiến lược SEO Onpage. Dưới đây là một số mẹo quan trọng cần lưu ý khi lên chiến lược SEO trong năm 2022. 

Cẩm nang SEO On-page thành công năm 2022: Liệu bạn đã biết hết chưa? 

Bài hướng dẫn này của chúng tôi sẽ bao gồm 7 lời khuyên thiết thực, được xếp vào 3 nhóm chính như sau:

  1. Bí quyết khai thác từ khóa
  2. Nâng cao trải nghiệm người dùng (UX) và tận dụng đa phương tiện
  3. Sử dụng internal link một cách thông minh

Lựa chọn và sử dụng từ khóa không chỉ là kỹ thuật, nó là cả một nghệ thuật 

Từ khóa là hạt nhân quan trọng của cả chiến lược SEO nói chung và On-page nói riêng. Do đó, việc chọn lọc, sử dụng và phân bổ từ khóa đòi hỏi chúng ta không chỉ dựa vào các số liệu logic mà còn phải tư duy sáng tạo. 

1. Nhắm mục tiêu vào các từ khoá dài (long-tail keyword)

Long-tail keyword là một từ chuyên ngành trong SEO dùng để chỉ các từ khoá dài và chi tiết hơn các từ khóa ngắn mang ý nghĩa chung chung. Chúng sẽ có lượng tìm kiếm ít hơn các từ khoá ngắn (short-tail keyword) nhưng lại sở hữu nhiều lợi thế khác. Các từ khóa chi tiết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì mà người dùng đang tìm kiếm. Hiện chúng đang chiếm ưu thế hơn về mật độ tìm kiếm so với các từ khoá ngắn. Một nghiên cứu gần đây ra chỉ ra rằng có 91.8% người tìm kiếm sử dụng các từ khoá dài.

Một lý do khác để người làm SEO tập trung hơn vào các từ khoá dài chính là chúng có xu hướng tìm kiếm cao hơn nhờ vào độ chi tiết, vì vậy chúng ta có thể khoanh vùng các từ khóa dài và liên quan trực tiếp đến hành vi tìm kiếm của người dùng.

Ví du: Từ khóa dài “làm sao để đạt thứ hạng trên Google" sẽ cụ thể với từ khóa ngắn “thứ hạng Google". Với từ khoá dài, chúng ta sẽ hiểu được vấn đề của người dùng và trực tiếp đưa ra ngay câu trả lời. Còn với từ khoá ngắn, chúng ta sẽ khó lòng biết được người dùng đang tìm kiếm thông tin gì, định nghĩa, cách làm hay là lời khuyên.

Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau, không ít các từ khoá dài có lượng tìm kiếm thấp nhưng bù lại là độ cạnh tranh của chúng sẽ thấp. Việc khai thác các từ khóa này giúp chúng ta dễ dàng lọt top hơn.

Vậy làm thế nào để tận dụng hiệu quả các từ khóa dài trong bài viết? Chúng ta không nên đưa một loạt thuật ngữ dài dòng, nhàm chán vào bài viết của mình rồi hy vọng chúng sẽ mang lại thành công. Đôi khi điều này có thể có phản tác dụng với những gì bạn dự tính. Sau đây là một số tip hữu ích dành cho việc sử dụng từ khóa dài:

  • Xác định được chủ đề bài viết
  • Thêm vào các cụm từ hoặc tiêu đề chung chung nhất của chủ đề vào công cụ nghiên cứu từ khóa
  • Xác định các từ khóa dài liên quan đến các chủ đề đã chọn với mật độ tìm kiếm cao, ít cạnh tranh.
  • Thu hẹp danh sách từ khóa với những từ khóa có lượng tìm kiếm cao. 

Ví dụ: nếu bạn là công ty phát hành thẻ tín dụng và một trong những chủ đề của bạn là “mở thẻ tín dụng”, thì từ khóa dài bạn có thể hướng đến sẽ là “cách mở thẻ tín dụng lần đầu tiên”.

  • Viết nội dung có liên quan giải đáp mà người dùng đang tìm kiếm đằng sau từ khóa đã chọn.

Tìm hiểu thêm: Top #6 chiến lược content giúp organic traffic tăng nhanh chóng mặt

markdao-seo-on-page
  1. Dùng từ khoá để chèn văn bản thay thế (Alt text) vào hình ảnh trong bài viết

Văn bản thay thế - hay Alt text là một đoạn mô tả cho hình ảnh,là một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google. Theo MozCast, nó quyết định đến 20% đến hiệu quả của bài viết.

Văn bản thay thế có 3 vai trò chính:

  • Tạo ra khả năng tiếp cận: Văn bản thay thế được đọc to khi sử dụng trình đọc màn hình cho người dùng khiếm thị. 
  • Cung cấp phần mô tả cho hình ảnh: Khi một hình ảnh không thể tải lên trang, văn bản thay thế sẽ xuất hiện như một sự thay thế để mô tả cho người dùng nội dung của ảnh.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm sử dụng văn bản thay thế để tạo mục lục hình ảnh. Vào năm 2021, Google đã xác nhận rằng văn bản thay thế “vẫn rất quan trọng đối với SEO”.

Mẹo để sử dụng từ khoá trong văn bản thay thế:

  • Trước hết, hãy nghĩ về hình ảnh và viết mô tả chính xác về hình ảnh đó.
  • Mô tả tự nhiên về hình ảnh, không cần quá phức tạp.
  • Hãy nghĩ cách kết hợp các từ khóa mục tiêu hoặc từ khóa phụ trong Alt text. 
seo-onpage-markdao-1
  1. Sử dụng từ khóa trong các tiêu đề (heading) của bài viết

Khi đặt từ khóa vào tiêu đề, bạn đang ngầm “ra tín hiệu” cho các công cụ tìm kiếm cũng như người dùng biết rằng nội dung bài viết của bạn đáp ứng được mục tiêu của cụm từ tìm kiếm đó. Cũng giống như mục lục cung cấp ngữ cảnh cho người dùng, các từ khóa được đặt trong tiêu đề có thể làm điều tương tự đối với các bot của công cụ tìm kiếm.

Mặc dù 36% các chuyên gia SEO cho rằng tiêu đề quan trọng, nhưng điều này không có nghĩa là buộc các từ khóa phải phù hợp nếu chúng không có ý nghĩa.

Hãy xem xét trải nghiệm người dùng và các đề xuất của Google trước khi quyết định nơi đặt các từ khóa mục tiêu hoặc các từ khoá liên quan khác. Và đặc biệt, nên tránh nhồi nhét từ khóa trong một bài viết. Mẹo sử dụng từ khóa trong các heading:

  • Chọn từ khóa chính của bài đăng để đưa vào tiêu đề.
  • Thêm từ khóa vào công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm các từ khoá liên quan khác của nó.
  • Sử dụng từ khóa chính và các từ khóa liên quan trong tiêu đề của bạn thường xuyên nhất có thể (phải đảm bảo chiếm tối thiểu 40% số lượng tiêu đề).
  1. Tập trung vào các Cụm từ khóa đầu phễu (Top of the Funnel)

Ba giai đoạn chính của chu kỳ mua hàng là nhận thức, cân nhắc và quyết định. Khi nói về đầu phễu (Top of the Funnel), bạn nên dùng các cụm từ khóa thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Nội dung nhắm mục tiêu các cụm từ này nhằm mục đích xây dựng "nhận thức" về chủ đề. Cách này thu hút người đọc mà không mong đợi việc người đọc sẽ thực hiện hành động.

Những từ khóa này trông như thế nào? Các từ khóa đầu phễu có xu hướng trả lời các câu hỏi chung chung hơn về chủ đề. Để tập trung vào các từ khoá, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

  • Tiếp cận đối tượng nhiều hơn vì những cụm từ này có xu hướng đạt lượng tìm kiếm cao hơn.
  • Thu hút người dùng sớm hơn trong lúc họ đang nghiên cứu.

Mẹo để chọn từ khóa đầu phễu:

  • Chọn các cụm từ có lượng tìm kiếm cao hơn và mức độ cạnh tranh SEO thấp.
  • Tạo danh sách các từ khóa phụ liên quan đến các cụm từ đã chọn sẽ phản ánh các giai đoạn khác trong quá trình của người mua. Điều này sẽ giúp chúng ta đảm bảo lưu lượng truy cập được tạo chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng hoặc doanh số bán hàng.
  • Tạo tối đa ba tự khoá đầu phễu dành cho chân dung khách hàng. Dựa trên những kiểu khách hàng này, chúng ta có thể đảm bảo mỗi truy vấn tìm kiếm phù hợp với loại khách hàng mà ta muốn thu hút.
  1. Hạn chế spam từ khóa gây ảnh hưởng đến SEO

Spam từ khóa cả từ khóa chính lẫn phụ là điều bạn không nên làm. Không ít người cho rằng một bài viết càng có nhiều từ khóa thì thứ hạng trên SERP sẽ cao hơn. Thực tế lại không đơn giản như thế.

Khi một từ khóa xuất hiện quá thường xuyên trên một trang, trang đó sẽ bị các hệ thống thu thập thông tin của Google gắn cờ là spam, ảnh hưởng khá nhiều đến thứ hạng. ​​Cách dễ nhất để tránh tình trạng này là giữ mật độ từ khóa ở mức 2%, áp dụng cho cả từ khóa chính cũng như các từ khóa phụ có liên quan đến chủ đề.

Thập niên 2020: Thời đại lên ngôi của trải nghiệm người dùng và truyền thông đa phương tiện

Khi Internet có thể mang lại cho người dùng đa dạng khả năng và sự lựa chọn thì bạn chỉ có thể “nịnh” họ và giữ chân họ ở lại website bằng trải nghiệm (UX) tuyệt hảo. Một phần trong nỗ lực đó là sử dụng các nội dung đa phương tiện như video, âm thanh hay motion picture. 

  1. Tập trung vào UX (Trải nghiệm người dùng) hơn để tăng thứ hạng trên Google

Ngoài từ khóa và nội dung, chúng ta cũng cần quan tâm đế  trải nghiệm mà người dùng từ đầu đến cuối. Google tính đến nhiều yếu tố khi xếp hạng trang web, một trong số đó là thời gian người dùng dành ra trên trang. Nếu người dùng thoát khỏi trang của chúng ta trong vài giây sau khi đến, điều đó báo hiệu cho Google rằng đây không phải là nội dung mà người dùng của họ đang cần.

Một điều khác cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian trên trang và tỷ lệ thoát là tốc độ tải trang. Một phân tích trên 5 triệu trang web trên máy tính để bàn và thiết bị di động cho thấy thời gian trung bình để một trang web tải xong hoàn toàn là 10,3 giây trên máy tính và 27,3 giây trên di động.

5 giây đầu tiên khi tải trang có có ảnh hưởng nhất đến tỷ lệ chuyển đổi tổng thể. Mỗi giây bổ sung để tải sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi trung bình 4,42% mỗi lần.

Các mẹo để tối ưu trải nghiệm người dùng bao gồm:

  • Đảm bảo nội dung và hình ảnh đáp ứng mục đích tìm kiếm cho mỗi từ khóa.
  • Phải bao gồm thông tin có liên quan nhất đến từ khóa tìm kiếm ở mỗi đầu trang.
  • Giảm kích thước hình ảnh để cải thiện thời gian tải cho mỗi trang web.
  • Làm cho nội dung dễ điều hướng, đặc biệt là đối với các bài viết dài. Đó có thể là đoạn văn bản tóm tắt nội dung hoặc mục lục.
  • Xóa bớt những thứ gây lộn xộn như nội dung thừa, hình ảnh không liên quan hoặc font chữ khó đọc.

  1. Thêm các loại phương tiện truyền thông thu hút người đọc

Có một số thứ mà bạn có thể gián tiếp thực hiện để cải thiện thứ hạng SERP. Một trong số đó là sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông trên blog.

Ngoài hình ảnh, phương tiện truyền thông còn bao gồm các tệp âm thanh, video, sách điện tử (ebook) và ảnh động (GIF). Những loại phương tiện truyền thông này được xem là cách thức hữu hiệu để tương tác tốt hơn với người dùng, từ đó giúp giữ chân họ ở lại lâu hơn trên trang web của bạn, đồng thời mang lại cho họ trải nghiệm tốt nhất trong suốt khoảng thời gian đó.

Theo Hubspot, video là hình thức truyền thông số 1, được sử dụng trong hầu hết các chiến lược nội dung. 86% doanh nghiệp sử dụng video marketing như một công cụ để phát triển doanh nghiệp của họ. Về phía người tiêu dùng, 84% người dùng cho rằng việc xem video của thương hiệu là yếu tố thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Đoạn âm thanh cũng được sử dụng nhiều hơn do sức hút đến từ các hoạt động nghe nhìn. 61% doanh nghiệp cũng có kế hoạch gia tăng ngân sách quảng cáo bằng âm thanh kỹ thuật số.

Kết hợp video và âm thanh trên blog/web có thể là một cách tuyệt vời để cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng thời gian ở lại trên trang. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đưa các bản âm thanh nhỏ vào các bài đăng trên blog hoặc các đoạn video ngắn để đơn giản hóa đoạn nội dung khó hiểu.

Mẹo để khai thác các phương tiện truyền thông tốt hơn:

  • Nếu chưa biết phải làm gì, trước mắt hãy tạo kênh YouTube như một phương thức marketing khác để tăng lượng người theo dõi.
  • Nhúng các video YouTube bao gồm các chủ đề tương tự vào các bài đăng blog có liên quan.
  • Thêm vào các đoạn âm thanh từ các podcast có phù hợp với chủ đề bài viết.
  • Trình bày dữ liệu và số liệu thống kê theo hướng hấp dẫn hơn như sử dụng hình ảnh hóa dữ liệu hoặc đồ họa tùy chỉnh khác.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thêm: SEO Onpage quá liều - Bạn có đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng này hay không?

Tăng tính tương tác cho trang một cách hữu cơ bằng internal link (liên kết nội bộ) 

Như đã đề cập phía trên, Google đề cao việc đánh giá thời gian dành cho một trang riêng lẻ để xếp hạng trang web, nhưng đồng thời công cụ tìm kiếm này cũng quan tâm đến thời gian người dùng ở lại trên toàn bộ trang web. Người dùng ở lại trang web của chúng ta càng lâu thì họ càng có khả năng đi sâu hơn vào trang của mình. Ngoài ra, nó còn báo hiệu cho các công cụ tìm kiếm rằng nội dung của trang web chúng ta có chất lượng cao.

Hơn 80 phần trăm các chuyên gia SEO tin rằng mỗi bài đăng trên blog nên bao gồm ít nhất 2 đến 5 liên kết nội bộ. Hai bước quan trọng để tăng thời gian người dùng ở lại trên trang của bạn là:

  • Viết nội dung hấp dẫn và có chiều sâu
  • Gắn liên kết đến các nội dung có liên quan
seo-on-page-internal-link-markdao

Khi gắn liên kết đến nội dung nội bộ, chúng ta đang hướng người dùng của mình dạo quanh trang web sâu hơn. Điều này làm tăng khả năng họ có thêm các tương tác có ý nghĩa với nội dung của bạn (ví dụ: để lại nhận xét về bài đăng trên blog hoặc chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội), việc này sẽ có lợi cho xếp hạng SERP. Mẹo để kết hợp và tận dụng các liên kết nội bộ:

  • Chọn các trang có nội dung bổ sung liên quan đến chủ đề trên trang hiện tại.
  • Sử dụng văn bản liên kết sao cho tự nhiên và khuyến khích người dùng nhấp vào trang tiếp theo.
  • Tránh sử dụng các văn bản liên kết chung chung như “Nhấp vào đây” hoặc “Đọc thêm”. Văn bản liên kết càng chi tiết thì Google càng hiểu hơn về các mục lục trong trang web.
  • Theo nguyên tắc, hãy đảm bảo các trang quan trọng nhất trên trang web được nhấp vào 3 lần hoặc ít hơn trang xuất hiện đầu tiên.

Nhìn chung, đích đến cuối cùng của việc tối ưu hóa On-page chính là làm hài lòng khách hàng ghé thăm trang, từ đó ghi điểm với công cụ tìm kiếm và đạt thứ hạng cao. Hy vọng 7 lời khuyên trên từ Markdao có thể giúp đỡ các “chiến sĩ” SEO đang loay hoay với công cuộc tối ưu các yếu tố trên trang web.