SEO Google & tìm kiếm bằng giọng nói

SEO

Cập nhật:

8.12.2021 12:45 PM

by

SEO Google & tìm kiếm bằng giọng nóiSEO Google & tìm kiếm bằng giọng nói
scroll down.svgscroll down.svg

SEO Google 2019 được dự đoán sẽ là năm bùng nổ với những xu hướng mới, điển hình là tìm kiếm bằng giọng nói. SEO Google cho tìm kiếm bằng giọng nói sẽ là phương án chiến lược giúp các website tiếp cận và hoạt động dễ dàng hơn với những thuật toán mới được Google cập nhật để hỗ trợ cho tính năng tìm kiếm bằng giọng nói này.

Tại sao cần phải SEO Google cho tìm kiếm bằng giọng nói?

Tại sao cần phải SEO Google cho tìm kiếm bằng giọng nói?

Tìm kiếm bằng giọng nói (voice search) là công nghệ cho phép người dùng thực hiện tìm kiếm trên Internet bằng cách nhập câu hỏi, từ khóa tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại, thiết bị thông minh hay trên máy tính thay vì bằng cách nhập truy vấn vào khung search như cách truyền thống. Những tìm kiếm này sẽ được trả lời bằng bộ lọc của các công cụ tìm kiếm tương tự như tìm kiếm thông thường. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói sẽ dẫn đến sự khác biệt trong kết quả trả về trên SERPs. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cập nhật chiến lược SEO Google của bạn với tính năng mới này là cực kỳ cần thiết nếu bạn không muốn mất lượng người theo dõi và khách hàng tiềm năng vào tay các đối thủ.    

Quá trình hình thành của tìm kiếm bằng giọng nói không phải là mới gần đây. Tính năng này đã được phát triển từ năm 2010 và được Google đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011 nhưng tại thời điểm đó, không có nhiều người sử dụng nó vì sự hạn chế về mặt ngôn ngữ bởi tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất khả dụng trên nền tảng này. Tuy nhiên, càng ngày tính năng này càng được phát triển với khoảng 60 ngôn ngữ đã được hỗ trợ. Đặc biệt, sự ra đời của thuật toán tìm kiếm Hummingbird năm 2013 chú trọng hơn vào tìm kiếm bằng giọng nói và những tìm kiếm phức tạp đã khiến cộng đồng SEO Google thay đổi. Hiện nay, có khoảng 71% số người được hỏi cho biết họ ưa thích sử dụng voice search để tìm kiếm hơn là theo các nhập chữ thông thường. Trong khi đó 41% người trưởng thành được khảo sát nói rằng họ sử dụng  voice search ít nhất một lần trong ngày. Cho đến năm 2020, người ta kì vọng rằng số lượt tìm kiếm bằng giọng nói sẽ chiếm hơn 50%  trong tổng số truy vấn tìm kiếm online.

Sự phát triển của voice search ảnh hưởng thế nào đến SEO Google

Sự thay đổi đầu tiên mà tìm kiếm bằng giọng nói đem đến cho ngành SEO Google là độ dài trung bình của từ khóa được tìm kiếm. Khi thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói, người dùng có xu hướng sẽ hành xử như lúc họ đang nói chuyện với người thật và hầu hết sẽ đặt câu hỏi hoặc sử dụng những cụm từ dài hơn so với những từ khóa ngắn gọn thường thấy trong SEO truyền thống. Văn phong và cách người dùng sử dụng để yêu cầu tìm kiếm cũng sẽ khác với trước. Ví dụ như thay vì nhập “top công ty SEO Google” thì giờ đây nếu sử dụng voice search họ sẽ hỏi “Công ty SEO nào là tốt nhất ở TPHCM?”

Để đảm bảo nội dung của bạn được tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói, hãy tập trung khai thác các từ khóa dài bao gồm nhiều cụm từ ngắn gọn và đơn giản. Nghiên cứu cũng cho thấy Google chuông các kết quả ngắn gọn hơn. Độ dài điển hình của một kết quả voice search chỉ trong vòng 29 từ. Tuy truy vấn tìm kiếm sẽ dài hơn tìm kiếm thông thường, song mức độ phức tạp về mặt ngữ nghĩa phù hợp cho SEO Google không có sự thay đổi vì những nội dung dễ đọc dễ hiểu vẫn sẽ được ưu tiên. Thêm vào đó, chất lượng nội dung vẫn là yếu tố quyết định trong việc xếp hạng các trang web trên SERPs. Nếu website của bạn đã xây dựng được số lượng bài viết chất lượng và đã đạt top với những tìm kiếm thông thường thì bạn cũng không cần quá lo lắng đâu vì với hầu hết kết quả SEO Google có thứ hạng cao trong tìm kiếm thông thường cũng sẽ xuất hiện ở vị trí topcho voice search.  

Featured Snippet sẽ gắn liền với SEO Google khi tìm kiếm giọng nói lên ngôi

Featured Snippet cũng là một trong những xu hướng chủ đạo trong SEO Google 2019. Những trang web vớ nội dung mà Google cho là trả lời đúng nhất truy vấn của người tìm kiếm sẽ được đúng khung để lên đầu tất cả các SERPs. Việc xuất hiện trong một Featured Snippet chắn chắn sẽ rất có lợi cho bạn trong việc ranking trong các tìm kiếm bằng giọng nói, bằng chứng là 40.7% các kết quả của voice search đến từ Featured Snippet. Chúng tôi đã có một bài viết rất chi tiết về cách làm thế nào để trang của bạn trở thành Featured Snippet. Featured Snippet là gì thì bạn có thể tham khảo tại đây.

Biên tập nội dung cho phù hợp SEO Google voice search

Theo thống kê những từ ngữ/cấu trúc hay xuất hiện nhất trong các tìm kiếm bằng giọng nói có thể kể đến là:

·       dạng câu hỏi đúng sai

·       “là gì”

·       “như thế nào” hoặc “làm thế nào”

·       “tốt nhất”, “mua”, “giá”

Chính vì vậy khi chọn chủ đề để viết cho SEO Google bạn nên chọn một (vài) câu hỏi và nội dung bài viết để trả lời cho câu hỏi đó. Bạn cũng có thể tạo các tiêu đề H2 bằng cách sử dụng các truy vấn này và cung cấp câu trả lời trong phần thân bài. Câu trả lời cho mỗi câu hỏi nên được biên tập thành một đoạn văn bản nhỏ hoặc theo các biến thể Featureed Snippet thường gặp như danh sách và bảng biểu.

Sau khi bạn cung cấp lời đáp cho câu hỏi chính, bạn có thể tăng độ dài và độ phong phú của bài viết bằng cách gộp các câu hỏi tìm kiếm khác có liên qua vào. Điều này giúp cho bài viết của website cùng lúc xuất hiện và ranking cho nhiều biến thể của cùng một truy vấn. Tất nhiên cũng như SEO Google truyền thống, một khi đã leo được top hay trở thành Featured Snippet rồi thì cũng đừng quên cập nhật và đổi mới nội dung thường xuyên để giữ vững vị trí mà bạn đã có nhé.

Thêm vào đó, những nội dung có mức độ kết nối cao với các trang social media sẽ có kết quả cao hơn trong tìm kiếm bằng giọng nói. Thực tế, trung bình một kết quả voice search có 1,199 lượt chia sẻ trên Facebook và 44 lượt tweet trên Twitter.

Websites được bảo mật với HTTPS sẽ thống thị SEO Google tìm kiếm giọng nói

HTTPS, viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol Secure, là một giao thức truyền tải văn bản bảo mật mà thông qua đó tất cả dữ liệu (data) được truyền qua lại giữa trang web mà bạn truy cập và các trình duyệt web đều được mã hóa. HTTPS đặc biệt tối ưu hơn hẳn người tiền nhiệm là HTTP trong việc đảm bảo tính bảo mật cao của các hoạt động, giao dịch trực tuyến như giao dịch ngân hàng hay mua sắm online. 

Chi tiết này vốn dĩ đã rất quan trọng trong SEO Google truyền thống. Chính Google cũng thừa nhận HTTPS có thể cung cấp cho trang web của bạn mức tăng tối thiểu trên trang kết quả tìm kiếm. Vai trò của yếu tố này trong tìm kiếm bằng giọng nói thậm chí càng quan trọng hơn so với tìm kiếm thông thường. Bạn có biết rằng 70.4% URL kết quả trả về cho voice search đã áp dụng HTTPS, cao hơn hẳn 20% so với con số chỉ 50% của các kết quả tìm kiếm trên máy tính. Tuy rằng hiện nay vẫn chưa có thông báo cụ thể nào từ Google về việc xem HTTPS là một yếu tố để ranking nhưng nếu bạn muốn cải thiện SEO Google website của mình, đặc biệt là trong những tìm kiếm nâng cao thì HTTPS chắc chắn là một ý tưởng không tồi.

SEO Google sẽ địa phương hóa hơn trước

Một khi tìm kiếm bằng giọng nói phát triển, tự bản thân việc tìm kiếm cũng sẽ trở nên địa phương hóa hơn. Một báo cáo của BrightLocal chỉ ra rằng 58% người dùng Internet sử dụng voice search để tìm kiếm các doanh nghiệp, địa điểm ở địa phương. Hầu hết mọi người sử dụng voice search như một công cụ gợi ý những nơi họ nên đi hoặc sử dụng chúng trong khi đang đi bộ hoặc đang lái xe. Do vậy, để tối ưu hóa các nội dung SEO Google cho tìm kiếm bằng giọng nói, bạn nên thêm vào những thông tin cơ bản của doanh nghiệp, công ty như tên thương hiệu, địa chỉ, giờ mở cửa, vv. vào nội dung bài viết. Những cụm từ chỉ khu vực, địa phương hoạt động của doanh nghiệp được khuyến khích thêm vào heading và tag trong các blog post. Cuối cùng, đừng quên đăng ký tên doanh nghiệp và website vào danh sách Google My Business để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy mình hơn nhé.

SEO Google sẽ địa phương hóa hơn trước

Trải nghiệm người dùng vẫn cần được cải thiện trong SEO Google

Khi nhắc đến SEO Google tối ưu cho tìm kiếm bằng giọng nói, nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần tối ưu cấu trúc nội dung và từ khóa là đủ mà quên đi mất cho dù là tìm kiếm bằng giọng nói, bằng hình ảnh hay tìm kiếm thông thường thì yếu tố trải nghiệm người dùng vẫn rất quan trọng để Google thu thập và index dữ liệu. Tuy nói rằng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ làm thay đổi cuộc chơi của những công ty làm SEO Google, tuy nhiên vẫn có một vài chuẩn mực nhất định sẽ không thay đổi cho dù các công cụ tìm kiếm có cập nhật hay thay đổi các thuật toán sắp xếp dữ liệu đi chăng nữa. Một trong số đó là việc làm sao để thỏa mãn nhu cầu của người dùng càng nhiều càng tốt, ví dụ như việc họ luôn muốn có ngay lập tức lời đáp cho câu hỏi mà họ đặt ra.

Hãy đảm bảo rằng trang của bạn có tính đáp ứng và sẽ luôn hoạt động tốt trên bất kì loại thiết bị nào, đặc biệt là các thiết bị di động thông minh. Hình ảnh, video, file nén trên web phải luôn được tối ưu để đảm bảo chất lượng giao diện hiển thị và tốc độ load web cũng hiệu suất của việc SEO Google trang web đó nói chung. Điều này càng trở nên đặc biệt cần thiết khi mà trong năm 2018 Google đã cho ra mắt “Speed Update” – một cập nhật mới về cách mà hệ thống tìm kiếm lớn nhất hành tinh này index thông tin trên Internet. Theo đó bắt đầu từ tháng 5/2018, tốc độ của trang sẽ chính thức trở thành một yếu tố ranking chính thức đối với các tìm kiếm trên di động. Google cũng cho biết thêm họ khuyến khích các nhà phát triển web và SEO Google suy nghĩ rộng hơn về cách thức một trang web hoạt động sẽ ảnh hưởng thế nào đến trải nghiệm người dùng trên các thiết bị và dưới nhiều thước đo khác nhau.

Tin vui cho những doanh nghiệp còn đang chưa tiếp cận đến lĩnh vực tìm kiếm bằng giọng nói là thực tế thì tốc độ tải trang kết quả trung bình dành cho kết quả tìm kiếm bằng giọng nói chỉ tốn khoảng 4.6 giây, tức là nhanh hơn tốc độ tải web trung bình trên thế giới tận 52%. Vì thế nếu bạn muốn dẫn đầu trong ngành SEO Google bằng tìm kiếm bằng giọng nói, hãy nâng hệ thống server cũng như thiết kế web của mình để đảm bảo tốc độ lướt web là nhanh nhất có thể.

SEO Google website với quyền liên kết mạnh để ranking cao hơn trong voice search

Chúng ta, những người đã quá quen với việc SEO Google, chắc hẳn đều không còn xa lạ gì việc hệ thống backlink chính là nền tảng cho những thuật toán cho cả tìm kiếm desktop và di động mà Google sử dụng. Trong quá trình đánh giá liệu backlink có hiệu quả đối với một website hay không, người ta sẽ phân tích từng kết quả với Xếp hạng tên miền (Domain Rating) và Xếp hạng trang (Page Rating) của nó. Kết quả trung bình thu về cho các kết quả voice search là 76.8, một con số được đánh giá là cao trong ngành công nghiệp SEO Google.

Ngược lại, quyền liên kết (link authority) của các trang kết quả tìm kiếm giọng nói lại thấp hơn hẳn các loại tìm kiếm khác với chỉ 21.1/100. Điều này được lý giải rằng Google cần phài cực kỳ tự tin rằng những câu trả lời mà họ cung cấp cho người dùng phải cực kì chính xác. Và chính vì để đảm bảo tính chính xác, các thuật toán tìm kiếm bằng giọng nói có thể dựa vào quyền hạn tên miền hơn lá quyền hạn trang. Nói cách khác, một khi Google tìm thấy câu trả lời hợp lý cho bất kì truy vấn bằng giọng nói nào trên một trang web có tin cậy cao, họ sẽ không quan tâm đến số lượng liên kết trên trang đó nữa. Do đó, để đảm bảo SEO Google trang web của bạn sẽ hoạt động tốt trong khu vực tìm kiếm bằng giọng nói, hãy tập trung nâng cấp quyền liên kết của website bạn nhé!