SEO Google Map đang là một mảng nhận được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng làm tiếp thị online nói chung. SEO Google Map được kì vọng sẽ là một cách tiếp cận mới mang các doanh nghiệp lại gần các khách hàng tiềm năng của mình hơn bằng cách cung cấp địa chỉ, vị trí được định vị trên nền tảng Google Maps, từ đó làm tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Hãy cùng Markdao tìm hiểu và bỏ túi ngay những bí kíp hay ho nhất để thực hiện dịch vụ SEO này nhé!
SEO Google Map là gì? Chúng khác gì với SEO thông thường?
SEO Google Map (hay còn gọi là local SEO) là một phần của marketing sử dụng Google Maps có chức năng giúp doanh nghiệp của bạn dễ được người dùng tìm thấy. Cụ thể hơn thì chúng là một hình thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đặc biệt mà trong đó kết quả tìm kiếm trả về cho người dùng sẽ hiển thị kèm vị trí trên Google Map, địa chỉ, số điện thoại và giờ mở cửa của doanh nghiệp/cửa hàng. Local SEO được sử dụng để làm tăng khả năng khách hàng tiềm năng tìm thấy thông tin về công ty bạn, từ đó khi họ sử dụng các công cụ tìm kiếm, tiêu biểu là Google, để tìm hiểu cụ thể về công ty bạn hoặc ngay cả khi họ tìm hiểu bất kỳ doanh nghiệp nào khác cung cấp hàng hóa/dịch vụ gần giống bạn.
Kết quả SEO Google Map sẽ trông như thế nào? Có bao nhiêu kiểu kết quả?
Có một vài cách thức mà Google sẽ trả kết quả về khi nhận được loại lệnh tìm kiếm tương ứng. Thông thường nhất thì khi nhận được truy vấn tìm kiếm không chứa tên doanh nghiệp (như trong ví dụ phía dưới chúng tôi tiến hành tìm kiếm “tiệm bánh”) Google sẽ chỉ hiển thị 3 kết quả SEO Google Map gần nhất dựa trên khoảng cách vị trí địa lý thực tế giữa người tìm kiếm và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là kết quả tìm kiếm đầu tiên sẽ là nơi đáp ứng nhu cầu tìm kiếm gần với người dùng nhất, tiếp theo đó là vị trí thứ 2 và 3 với khoảng cách xa hơn. Các kết quả này được hiển thị ngay phía trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search), bao gồm tên doanh nghiệp, xếp hạng đánh giá và địa chỉ.
Cách thức thứ hai là các kết quả sẽ được hiển thị theo số lượng review và chỉ số đánh giá mà doanh nghiệp đạt được. Số lượng đánh giá tích cực nhận được càng nhiều thì vị trí hiển thị trên trang SERPs (trang kết quả Google trả về) càng cao. Hãy xem qua ví dụ dưới đây. Khi tiến hành tìm kiếm với từ khóa “digital marketing agency”, các kết quả nằm ở vị trí 1, 2, 3 lần lượt nhận được số review là 8, 6 và 1.
Vì sao doanh nghiệp nên quan tâm đến SEO Google Map?
Khi người dùng có nhu cầu về một sản phẩm/dịch vụ, có thể họ sẽ muốn tìm số điện thoại hoặc địa chỉ của những nhãn hàng lớn mà họ biết, hoặc họ sẽ tìm kiếm một cách bao quát về sản phẩm. Khi mọi người tìm kiếm loại thông tin này, SEO Google Map sẽ giúp các công cụ tìm kiếm cung cấp cho họ thông qua các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).
Một nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của những thông tin liên quan đến vị trí trong ngành tiếp thị được thực hiện bởi Juris Digital chỉ ra rằng có đến 31.5% người tìm kiếm click vào kết quả Google Map được trả về, trong khi số còn lại sẽ chọn các mẫu quảng cáo trả phí và kết quả tự nhiên. Tất nhiên, bên cạnh thực hiện SEO Google Map chắc chắn bạn vẫn cần triển khai các kế hoạch SEO thông thường. Local SEO chỉ giúp các khách hàng tiềm năng có thêm cơ hội tìm thấy công ty của bạn trên mạng khi họ tìm kiếm về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có.
Làm SEO Google Map có khó không? Làm sao để làm SEO hiệu quả?
Tóm lại, làm SEO Google Map không khó, nhưng làm sao để bạn xuất hiện trong top 3 vị trí đầu tiên trong phần liên kết Google Map trên trang kết quả tìm kiếm thì không hề dễ. Có thể bạn sẽ cần tham khảo vào tip hay ho dưới đây. Hãy đọc đến cuối để bỏ túi ngay bí kíp chạy Local SEO nhé!
SEO Google Map với các công cụ tổng hợp vị trí lớn trên toàn cầu
Trong thế giới SEO nói chung, điều quan trọng để được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm là nhận được nhiều liên kết và trích dẫn vì chúng làm tăng sự tin cậy và quyền hạn của tên miền mà bạn đang sở hữu. Điều này đặc biệt chính xác với kết quả tìm kiếm tự nhiên lẫn kết quả SEO Google Map.
Có hàng trăm trang web nơi bạn có thể gửi thông tin doanh nghiệp của mình để được trích dẫn miễn phí, nhưng tất nhiên làm như vậy sẽ rất mất thời gian. Tin tốt là bạn có thể nhận được lượng lớn liên kết và chỉ dẫn bằng cách gửi thông tin doanh nghiệp của bạn đến bốn công cụ tổng hợp dữ liệu kinh doanh địa phương lớn bao gồm: Express Update, Factual, Neustar Localeze và Acxiom. Các công ty này cung cấp dữ liệu kinh doanh cho Google, Facebook, Yelp, Apple và nhiều công ty khác. Thêm thông tin doanh nghiệp của bạn vào các trang web này có thể giúp bạn có hàng trăm trích dẫn và liên kết dễ dàng vì nhiều trang web mua dữ liệu của họ từ các nguồn này. Chỉ cần làm theo các hướng dẫn trên mỗi trang để gửi thông tin doanh nghiệp.
Làm SEO Google Map nhớ cam kết trên danh sách Google My Business
Một bước cũng rất quan trọng khác khi thực hiện SEO Google Map là thêm thông tin doanh nghiệp mình vào Google My Business (còn được biết đến với tên gọi Google Places) – một công cụ miễn phí và dễ sự dụng được Google phát triển để doanh nghiệp quản lý sự xuất hiện của chính họ trên Google Search và Google Maps. Hãy làm theo những bước sau để tạo cho mình một vị trí trên Google Map nhé!
Bước 1: Để bắt đầu thực hiện Local SEO mà cụ thể hơn là thông qua sở hữu email chính thức của doanh nghiệp là việc nên làm, nhất là khi email với tên miền có liên quan đến tên doanh nghiệp sẽ được ưu tiên hơn các email với tên miền thông thường. Chúng giúp bạn tiếp cận với các tiện ích, dịch vụ cộng thêm mà Google phát triển dễ dàng hơn.
Bước 2: Sau khi đã đăng nhập vào email và truy cập vào Google Maps, nhập địa chỉ doanh nghiệp và chọn chức năng “Thêm địa điểm bị thiếu”.
Bước 3: Ở phần này, bạn sẽ cần cung cấp các thông tin chính xác và lưu chúng lại để hệ thống của Google cập nhật địa điểm mới trên bản đồ. Các loại thông tin bạn cần cung cấp bao gồm tên doanh nghiệp, danh mục hoạt động, địa chỉ, số điện thoại và giờ mở cửa của doanh nghiệp. Xong bước này bạn nên tiến hành xác minh doanh nghiệp với Google (bấm vào phần “Xác nhận doanh nghiệp này” hoặc truy cập Google My Business) rồi bấm gửi.
Bước 4: Xác nhận doanh nghiệp là bước quan trọng nhất để hoạt động SEO Google Map thành công. Khi truy cập vào tab Google My Business, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin của doanh nghiệp một cách cụ thể hơn bao gồm:
- Tên doanh nghiệp
- Quốc gia/Lãnh thổ
- Địa chỉ cụ thể (số nhà, tên đường, phường, quận), thành phố, bang,
- Mã ZIP
- Số điện thoại
- Đường link website
- Khung giờ hoạt động
- Danh mục kinh doanh
- Khu vực hoạt động/cung cấp dịch vụ
- Đoạn giới thiệu (bạn có thể tóm tắt về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, những điểm mạnh khiến bạn khác biệt so với các đối thủ, vv.)
Sau khi hoàn tất việc đăng ký xác nhận, họ sẽ gửi đến bạn mã để bạn có thể xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp địa phương của mình. Chính vì vậy, hãy chắc chắn bạn cung cấp chính xác thông tin doan nghiệp trên Google My Business vì chúng sẽ hiển thị trên Google Maps.
Làm gì để SEO Google Map hiệu quả hơn khi dùng Google My Business?
Để việc SEO Google Map thêm phần phong phú và hiệu quả, bạn cũng nên đăng tải những hình ảnh chất lượng cao và viết một đoạn mô tả hấp dẫn về doanh nghiệp để khiến mình trở nên thu hút hơn với người dùng. Điều này có thể tăng số lượng người nhấp vào các đường link của bạn, từ đó giúp tăng khả năng hiển thị và thứ hạng của bạn trên Google Maps.
Review của khách hàng cũng là một phần quan trọng trong SEO Google Map
Reviews (đánh giá) luôn là một yếu tố quan trọng để tăng hạng khi làm SEO Google Map. Trong thời gian gần đây chúng càng trở nên quan trọng hơn bởi vì các trang web chuyên về đánh giá được kiểm duyệt khắt khe hơn trước. Điều này khiến bản thân người dùng và doanh nghiệp khó đưa ra cũng như nhận các đánh giá giả mạo hơn.
Giữ cho doanh nghiệp của mình luôn sẵn sàng và chủ động nhận được đánh giá từ các khách hàng là cơ sở để Goole nhận ra doanh nghiệp của bạn nổi tiếng, uy tín và nhận được nhiều sự quan tâm, từ đó thứ hạng SEO Google Map của bạn cũng sẽ được cải thiện. Đây cũng là một lợi ích cộng thêm cho kế hoạch SEO traffic tự nhiên của bạn vì các đánh giá sẽ giúp các khách hàng tiềm năng thêm tin tưởng vào doanh nghiệp bạn hơn, nhất là khi họ mới tiếp xúc hoặc biết đến bạn lần đầu tiên. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi BrightLocal cho thấy 73% khách hàng tin tưởng các doanh nghiệp có đánh giá tích cực hơn và 85% khách hàng có mức độ tin tưởng các đánh giá trên mạng trực tuyến ngang bằng cách họ tin tưởng các đề xuất nhận được trong đời sống.